Trong văn hóa Chủ_nghĩa_tư_bản

Chủ nghĩa tư bản được hiểu một hình thái kinh tế, nhưng tác động các mặt chính trị - xã hội và văn hóa. Sự tác động vào văn hóa trước hết là sự chấp nhận một sự đa dạng về văn hóa, không có định hướng rõ ràng và sự phát triển của văn hóa tiêu dùng. Văn hóa chịu sự tác động của chủ nghĩa tư bản, xuất hiện sự cạnh tranh và sự biến đổi mang tính tự nhiên không có tính cưỡng ép, theo "quy luật đào thải" tự nhiên, và các sản phẩm văn hóa ngày càng có tính thị trường hóa, hay được xem như một thứ hàng hóa. Các hoạt động văn hóa phát triển theo chiều hướng phục vụ nhu cầu thị trường, thiếu dần sự kiểm soát và định hướng, có khi sự thành công của các tác phẩm văn hóa được "kinh doanh", đo đếm theo doanh thu hay lời lãi, chứ không phải ở chính giá trị đích thực của nó. Nắm bắt các nhu cầu, bỏ qua hay xem nhẹ tính định hướng theo các quy chuẩn đạo đức, thẩm mỹ... là một đặc điểm phổ biến. Do đó sự tồn tại của các tác phẩm văn hóa tiêu dùng, thậm chí là độc hại theo các quy chuẩn đạo đức phổ quát, tập quán hay của các giáo lý tôn giáo, các tư tưởng chống chủ nghĩa tư bản là một sự tất yếu, thậm chí phát triển mạnh, như các thể loại âm nhạc, điện ảnh, văn học, nhiếp ảnh, hội họa có tính chất "bình dân hóa", "mỳ ăn liền", "rẻ tiền" (các thể loại hay xếp vào dạng này như phim cấp ba, phim ảnh khiêu dâm, phim truyện mỳ ăn liền...), các loại hình giải trí rẻ tiền...

Đi kèm với sự phát triển của các tác phẩm câu khách, kém thẩm mỹ là sự phát triển của báo lá cải, thường được hiểu là các báo nội dung giải trí rẻ tiền, thường nhắm vào các đối tượng như nông dân, phụ nữthanh thiếu niên ít học... để thu lợi nhuận là chính. Báo chí lệ thuộc vào thị trường, năng động nhưng bị chi phối bởi cung cầu và nhà báo bị lệ thuộc vào người cấp tiền cho tờ báo. Các kênh truyền hình tư nhân thường chỉ chạy theo thị hiếu rẻ tiền, đặc biệt ở các nước ít có sự kiểm soát văn hóa.

Bản chất của chủ nghĩa tư bản chấp nhận một sự đa dạng và đào thải theo quy luật tự nhiên chứ không định hướng nên những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản cũng thường chấp nhận một nền văn hóa tiêu dùng, và coi nó là một sự thúc đẩy cho sự phát triển của văn hóa, nghệ thuật vốn dĩ rất đa dạng và phong phú. Ngược lại, những người chú trọng đến các tư tưởng văn hóa, đạo đức, giáo lý tôn giáo hay chủ nghĩa xã hội... thường không chấp nhận bởi một nền văn hóa hỗn tạp, rẻ tiền và chạy theo lợi nhuận sẽ khiến xã hội dần đánh mất các giá trị đạo đưc cao đẹp và các giá trị thẩm mỹ cao đẹp, và họ cố gắng điều chỉnh nó hoặc gạt bỏ nó... Tuy nhiên một thực tế là "văn hóa tư bản" đang xâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào những xã hội đã từng xa lạ nó, đi kèm với sự tồn tại của "văn hóa mỳ ăn liền" và lối sống thực dụng.

Một minh chứng cho thấy sự can thiệp của chủ nghĩa tư bản vào văn hóa hay là "thị trường hóa văn hóa" là vấn đề thu nhập. Nhiều "ngôi sao" ca nhạc, điện ảnh, hay bóng đá... lại có thu nhập rất cao so với thu nhập bình quân chung, và thường không phản ánh đúng đóng góp của họ cho xã hội hay công sức họ bỏ ra. Ví dụ: những diễn viên chuyên đóng phim mỳ ăn liền lại có thể thu nhập cao hơn nhiều so với các nhà khoa học lao động trí óc và các nghệ sĩ điện ảnh ưu tú, trong khi mức đóng góp cho xã hội thì ít hơn hẳn. Nó phản ánh một thu nhập dựa theo các nguyên tắc của thị trường mà không có một chủ thể kể cả nhà nước đứng ra can thiệp, dựa trên quy luật cung - cầu đáp ứng nhu cầu xã hội, quy luật đào thải qua cạnh tranh lao động và sức ép mà những người được hưởng thu nhập cao phải chịu tác động và vượt qua... và đi kèm với nó là sự bất công. Để thu lợi, người ta sẵn sàng thực hiện các hành vi phi văn hóa nhưng lại đáp ứng sự hiếu kỳ của công chúng, nó trái với các nguyên tắc đạo đức vốn nhằm hướng tới bảo toàn lợi ích chung của xã hội (trong trường hợp này, quyền tự do cá nhân thái quá đã gây tổn hại đến lợi tích chung của xã hội nhưng lại không có pháp luật đứng ra ngăn chặn).

Nhìn chung những người ủng hộ văn hóa tư bản cũng ủng hộ cho lối sống tự do cá nhân, tự nhận thức, nhưng những người phản đối nó thì dựa vào các quy phạm xã hội, bảo tồn lợi ích chung của xã hội để bác bỏ lối sống này.

Y tế trong xã hội tư bản chấp nhận y tế do tư nhân cung cấp, thường là những người giàu có điều kiện đi khám các bệnh viện tư. Giáo dục thì giai đoạn đầu dựa trên lao động cơ bắp nên tỷ lệ mù chữ ít học cao, học vấn chủ yếu là những người giàu, về sau các nước tư bản chú trọng nền kinh tế tri thức thì giáo dục phát triển hơn, nhưng ở một số nước thường có sự phân biệt hệ thống giáo dục dành cho người giàu và kẻ nghèo.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_tư_bản http://www.dsp.org.au/node/31 http://www.hetsa.org.au/pdf/34-A-08.pdf http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F015982.php http://www.bartleby.com/65/la/laissezf.html http://www.blackmask.com/books18c/prspircap.htm http://www.britannica.com/EBchecked/topic/178493/e... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/93927/ca... http://www.dictionaryofeconomics.com/article?id=pd... http://www.dictionaryofeconomics.com/article?id=pd... http://www.dictionaryofeconomics.com/article?id=pd...